Thứ sáu 03/05/2024

NỘI DUNG CHÍNH

Biên đạo múa Hồng Châu – người giữ lửa cho nghệ thuật múa tỉnh Long An

Biên đạo múa Hồng Châu

Biên đạo múa Hồng Châu


Dương Phát

        Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Long An, biên đạo múa (BĐM) Hồng Châu sinh năm 1982, là Ủy viên Ban Chấp hành Chi hội Múa tỉnh Long An và hiện đang công tác tại Nhà Thiếu nhi tỉnh. Với vai trò tuyển chọn, đào tạo, giảng dạy các bé thiếu nhi nên BĐM Hồng Châu có thể xem là người thắp lửa và truyền lửa để tạo nên các thế hệ diễn viên kế thừa của nghệ thuật múa tỉnh Long An.
       Những năm qua, lực lượng biên đạo múa trong tỉnh Long An luôn tích cực phát huy các kiến thức học từ nhà trường, đồng thời nhanh nhạy nắm bắt các trào lưu, xu hướng nghệ thuật thế giới để khéo biến hóa trong quá trình xây dựng các tác phẩm múa mang đậm chất Việt. Tốt nghiệp Biên đạo múa năm 2014 của trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, BĐM Hồng Châu đã và đang phát huy tốt vai trò của mình.

      Biên đạo múa Hồng Châu

      Kể từ ngày cô Nguyễn Hồng Châu phụ trách dạy múa, các phong trào văn hóa, văn nghệ của Nhà Thiếu nhi tỉnh Long An luôn đoạt giải cao tại các hội thi, hội diễn và liên hoan nghệ thuật dành cho thiếu nhi trong khu vực và toàn quốc. Đặc biệt, với tâm huyết yêu nghề, hết lòng thương yêu học trò, BĐM Hồng Châu luôn tạo ra các sân chơi, hoạt động ngoại khóa bổ ích để truyền tải kiến thức thực tế, kỹ năng sống cho các em học sinh.

BĐM Hồng Châu cùng các em học sinh tham gia Liên hoan Búp sen hồng toàn quốc năm 2023 tại Sóc Trăng

      Khi được hỏi tại sao chị (BĐM Hồng Châu) gắn bó với công tác giảng dạy thiếu nhi mà không lựa chọn việc nhận các chương trình để dàn dựng biểu diễn, thương mại hóa công việc. BĐM Hồng Châu chia sẻ: “Sau khi được học tập tại trường và tốt nghiệp thì tôi lại muốn mình trở thành người lái đò giảng dạy, truyền tải kiến thức cho các bạn nhỏ, vì đây chính là thế hệ kế thừa để giữ cho ngọn lửa nghệ thuật múa không ngừng cháy rực hơn. Tôi vẫn nhận dàn dựng, biên đạo các tiết mục hoặc chương trình dự thi, biểu diễn nghệ thuật nhưng chỉ làm khi đối tác liên hệ và trao đổi rõ ràng vì tôi muốn mỗi sản phẩm nghệ thuật đưa ra đều phải chỉn chu và mang tính nghệ thuật cao. Trong thời gian tới, tôi cũng chiêu sinh thêm các học viên, tổ chức các hoạt động tại đơn vị (Nhà Thiếu nhi tỉnh), kết hợp biểu diễn các chương trình với Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật. Tôi tin trong tương lai sẽ có một thế hệ kế thừa tài năng và đưa nghệ thuật múa của tỉnh Long An phát triển hơn rất nhiều”.
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Đánh giá của bạn về Website này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Không có gì để nói

Rất xấu

THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 137

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 135


Hôm nayHôm nay : 8330

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 38453

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8801373